Khi thiết kế, thi công các công trình xây dựng bạn thường xuyên được hỏi muốn sử dụng loại trần giả nào. Khái niệm này dường như còn khá mới mẻ đối với người sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về trần giả.
Trần giả là gì?
Trần giả không phải loại trần bê tông truyền thống mà là lớp thứ cấp sử dụng các vật liệu khác: trần gỗ, trần nhựa, trần vách thạch cao, trần nhôm. Trần giả được xem là lớp cách nhiệt, cách âm, lớp che mưa thứ cấp và là màng lọc tia hữu hiệu.
Không những thế, trần còn có chức năng làm đẹp thêm cho căn nhà. Mục đích làm trần giả của mỗi nhà có thể không giống nhau, có người muốn làm trần nhựa để tiết kiệm chi phí, có nhà làm trần thạch cao vì mục tiêu trang trí, hoặc để giải quyết một số vấn đề lưu thông không khí trong nhà.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn vách ngăn văn phòng hãy tham khảo thật kỹ khi thiết kế cho văn phòng của mình bạn nhé
Các chất liệu dùng cho trần giả
Trần giả bằng gỗ
Trần giả bằng gỗ mang đến sự sang trọng bậc nhất cho căn hộ. Trần gỗ được sử dụng nhiều ở những vùng có khí hậu mát hay lạnh thường xuyên. Những vùng khí hậu nóng, cũng có thể lắp trần gỗ, tuy nhiên phải điều hòa không khí cân bằng, nếu không trần sẽ rất dễ bị cong vênh do sức nóng kéo dài. Trần giả bằng gỗ thường có màu nâu, nên khá kén nội thất, đa phần những nội thất trong nhà cũng được làm từ gỗ để các phần trong nhà thống nhất với nhau. Có thể thấy loại trần này ở các biệt thự cổ hoặc theo phong cách Nhật.
Trần giả bằng nhôm
Trần nhôm lạnh khá phù hợp với những vùng khí hậu nóng quanh năm, làm mát khá tốt vì là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém. Những gia đình dùng trần nhôm lạnh thường chỉ với mục đích giảm không khí nóng. Loại trần giả này khá hạn chế về kiểu dáng và mẫu mã, cũng rất khó trang trí thêm nên ít được sử dụng. Khi dùng trần giả bằng nhôm phải hết sức lưu ý khi thiết kế các đường điện trong nhà để đảm bảo an toàn sử dụng.
Trần giả bằng nhựa
Loại trần này có đặc tính ngược một chút so với gỗ. Nhựa nhẹ, dễ thi công, mẫu mã cũng ngày càng đa dạng hơn với nhiều màu sắc, đặc tính chịu nhiệt được nâng cấp. Trần nhựa có tấm xốp cách nhiệt khá tốt. Tuy nhiên loại trần này không thoáng khí bằng các loại trần khác, do đó, khoảng cách tối thiểu từ nền nhà đến trần giả phải từ 3m trở lên để đảm bảo mát và thoàng vào mùa nóng. Khi thi công trần nhựa, thường không dùng đinh vì vết đinh hở sẽ gây mất thẩm mỹ, nên cố định các mảng nối bằng keo chuyên dụng để tránh rơi xuống gây nguy hiểm. Việc cố định kỹ các mảng nối còn góp phần chắn khí lạnh xâm nhập vào nhà ở các vùng có khí hậu ôn đới. Trần giả nhựa rất nhẹ tạo thuận lợi cho di chuyển, nhất là khi xây dựng nhà cao tầng.
Trần giả thạch cao
Đây là vật liệu được ưa chuộng nhất của trần giả. Trong những năm gần đây trần thạch cao được ghi nhận với những tính năng vượt trội, có khả năng khắc phục những nhược điểm của các loại vật liệu trần khác. Trần vách thạch cao có cấu tạo gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh treo, thanh viền tường, các tấm trang trí và phụ kiện. Loại trần này có khả năng cách âm, chống cháy, chống thấm, độ bền cao. Phổ biến khi thiết kế trần giả thạch cao được làm với kiểu dáng trần chìm. Chúng ta sẽ không thấy được dầm, xà của trần do yêu cầu thẩm mỹ cao hoặc theo bố cục thiết kế. Trần thạch cao chìm sử dụng hệ thống khung trần riêng biệt, rất dễ kết hợp với đèn trang trí vì bề mặt trần phẳng. Kiểu trần này thường dùng trong các công trình như nhà hàng, khách sạn, biệt thự lớn. Tấm trần thạch cao cao cấp giúp không khí trong nhà cực kỳ thoáng mát kể cả những căn nhà có trần thấp khoảng 2,5m.
Với những hiểu biết cơ bản này, bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn các loại trần giả phù hợp với không gian nội thất rồi nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét